3 điểm khác biệt giữ nền giáo dục ở Mỹ và Việt Nam

Mỹ là một trong những nước có tỷ lệ học sinh Việt Nam du học đông nhất với số lượng càng ngày càng tăng cao. Điều đó cho thấy nền giáo dục của Mỹ đã thực sự hấp dẫn được nhiều học sinh cũng như sinh viên Việt Nam.

Vậy nền giáo dục ở Mỹ có điểm gì khác biệt với Việt Nam. Tại sao lại được yêu thích như vậy.

Sinh viên Mỹ – học để làm, sinh viên Việt Nam – học vì điểm số

Tư tưởng và nền giáo dục ở Việt Nam đã ăn sâu vào trong tiềm thức của giáo viên cũng như học sinh và phụ huynh học sinh về điểm số. Điếm số cao là giỏi và nhất. Do đó những học sinh, sinh viên học thường vì điểm số, thậm chí cả việc copy sao chép, dở tài liệu ra chép vì muốn được điểm cao.

Nền giáo dục tại Mỹ

Nền giáo dục tại Mỹ

Ở Mỹ lại hoàn toàn khác bởi nền giáo dục từ bé luôn đào tạo học để hiểu biết và biết làm. Điều này được thể hiện qua những ý tưởng riêng, những sự sáng tạo không ngừng hay những ý tưởng táo bạo không bị gò bó vào bài giảng của thầy cô giáo.

Ngoài ra ở Mỹ thầy cô giáo, giảng viên chỉ đưa ra gợi ý và yêu cầu học sinh sinh viên tự tìm kiếm và mày mò. Chính vì vậy, trong các trường đại học của Mỹ thường có rất nhiều sinh viên đến nghiên cứu và học tập. Các thư viện ở đây khá lớn và thường được mở cửa hầu như 24 giờ.

Nền giáo dục Mỹ dân chủ và tiên tiến, hiện đại

Có thể nói nước Mỹ là một quốc gia có nền văn minh tiên tiến nhất thế giới với quyền và dân chủ cực văn minh. Trong các trường đại học tại Mỹ các sinh viên được phát biểu tự do và đưa ra ý kiến của mình trong lớp, cũng như nêu ra các lỗi sai lầm của thầy cô, giảng viên mà không sợ bị quy trách về đạo đức như ở Việt Nam.

Ở Mỹ sự tự do trong phát biểu cũng như tự do tranh luận là tiền để để sinh viên cảm thấy tự tin hơn khi đối mặt với các vấn đề trong quá trình làm việc và tranh luận sau này.

Còn ở Việt Nam, lời thầy giảng, thầy nói học sinh, sinh viên không có quyền phản đối, khi phát biểu phải đứng dậy và phải được sự cho phép mới được nói, nếu không sẽ bị đánh giá là người không lễ phép.

Cách thức đánh giá sinh viên của giảng viên

Ở Mỹ các bài kiểm tra, thi cử khá khác so với ở Việt Nam. Tại Mỹ các bài được kiểm tra và phân bổ từ 3 bài cho đến 6 bài với mỗi bài được phân bổ các điểm số khác nhau và được đánh giá theo các độ khó khác nhau của bài tập được đưa ra.

Nền giáo dục tiên tiến tại Mỹ

Nền giáo dục tiên tiến tại Mỹ

Nhưng ở Việt Nam thì hoàn toàn khác. Mỗi môn học chỉ kiểm tra 2 lần duy nhất và lấy điểm đó để đánh giá. Đặc biệt thời gian kiểm tra khá cách xa nhau nên sinh viên học sinh thường có tư tưởng đến lúc thi mới học và chỉ lúc sắp thi mới quan tâm đến việc ôn bài và học bài.

Với 3 điểm khác biệt khá rõ ràng này đã dẫn đến sự tư duy và sự nhạy bén khác nhau giữa 2 nền giáo dục của 2 nước Mỹ và Việt Nam.

Các sinh viên ở Mỹ sẽ nhạy bén, hiểu vấn đề tư duy thông minh hơn và thường không bị áp lực thi cử. Còn sinh viên Việt Nam lại khác hẳn thường không hiểu rõ vấn đề, tư duy chậm chạp, hay quên bài vở và bị áp lực thi cử khá nặng.

Chính vì vậy, với nền giáo dục tiên tiến tại Mỹ họ đã tạo ra những con người huyền thoại, đi vào lịch sử và mang đến cho thế giới những công nghệ tiên tiến nhất.

Có thể bạn quan tâm >>>> 5 điều giáo dục kỹ năng nhà trường quên dạy học sinh

Bình luận về bài viết này